Ngày 22 tháng 4 năm 2019 tại Khoa Quản lý đất đai, nhóm NCM Quản lý tổng hợp tài nguyên đất, nước, dinh dưỡng cây trồng, đã tổ chức Seminar khoa học  “Thực trạng và định hướng sử dụng đất cho phát triển cây ăn quả huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La” do PGS.TS. Cao Việt Hà trình bày.

PGS.TS. Cao Việt Hà trình bày tại seminar

Huyện Mai Sơn có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng các cây ăn quả. Với các xã vùng thung lũng điều kiện đất đai thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào, biên động dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn là điều kiện để Mai sơn có thể phát triển cây ăn quả có chất lượng cao. Năm 2018 huyện Mai sơn đã có 3.985 ha cây ăn quả trong đó diện tích lớn nhất là nhãn và xoài với diện tích tương ứng là 1.139 ha và 891 ha.  Nhãn Phân bố ở hầu hết các xã nhưng tập trung ở xã Hát lót (267 ha), xã Cò nòi (164ha) và Thị trấn (124ha). Xoài tập trung ở xã Hát lót (278 ha), xã Cò nòi (83 ha), xã Mường Bon (81ha),  Chiềng chăn (67ha) và Chiềng Mung (66 ha).Trong giai đoạn 2015-2018 diện tích cây ăn quả của Mai Sơn không ngừng tăng (năm 2018 đã tăng 2.596 ha so với năm 2015). Đánh giá hiệu quả kinh tế của 9 cây ăn quả chính của huyện cho thấy 4 cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là Cam, bưởi nhãn và xoài với giá trị gia tang dao động trong khoảng 146-249 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn đạt từ 2,02-2.57 lần. 

Nhằm phát triển cây ăn quả hiệu quả và bền vững huyện Mai Sơn đã Tập trung thực hiện rà soát, quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung,  xây dựng chuỗi liên kết bảo đảm đầu ra sản phẩm, thúc đẩy việc cấp chỉ dẫn địa lý và công nhận nhãn hiệu cho nông sản, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm để xuất khẩu trái cây Mai Sơn đến thị trường Australia, Trung Quốc, EU... Hiện tại đã thành lập được 60 hợp tác xã cây ăn quả sản xuất theo VietGAP và GlobalGAP, bắt đầu xuất khẩu được Nhãn và xoài bằng đường chính ngạch đi Trung Quốc và Úc.

Với diện tích đất thích hợp cho phát triển trồng CAC lên tới hơn 15.000 ha để cây ăn quả trở thành thế mạnh của huyện Mai Sơn nói riêng và tỉnh Sơn la nói chung cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất tập trung áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP, đưa các giống CAQ mới vào sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ.